Bài mới đăng

Main Ad ➤ Click "VÀO ĐÂY" để xem tin tức hàng ngày nhé!

Translate

Bài đăng phổ biến

Chủ Nhật, 3 tháng 7, 2022

TỬ VI ĐẨU SỐ ĐẠO GIÁO

 


Tử vi đẩu số

Tử vi, hay tử vi đẩu số, là một môn khoa học phương đông, hoàn toàn không phải là bói toán vì được xây dựng trên học thuyết và kiến thức sách vở, Tử vi cho biết vận mệnh con người được xây dựng trên cơ sở triết lý Kinh Dịch với các thuyết âm dươngngũ hànhCan Chi… bằng cách lập lá số tử vi với Thiên bàn, địa bàn và các cung sao; căn cứ vào giờ, ngày, tháng, năm sinh theo âm lịch và giới tính để lý giải những diễn biến xảy ra trong đời người.

Tử vi là tên một loài hoa màu tím. Từ ngàn xưa Khoa Chiêm tinh Tướng mệnh Đông phương thường dùng loại hoa màu tím này để chiêm bốc. Ngoài ra Tử là Tím, còn Vi là Huyền Diệu. Cũng có người cho rằng tên gọi được lấy từ sao Tử Vi (chúa tể các vì sao), một ngôi sao quan trọng nhất trong môn bói toán này.

Đẩu số: Đẩu là tên gọi của sao (tinh tú) trên bầu trời, người xưa khi sáng lập nên khoa Tử Vi Đẩu Số bằng cách quan sát các vì sao xuất hiện trong năm, tháng, ngày giờ bao gồm các sao chủ tinh của Năm, tháng, sao phụ tinh, bàng tinh của ngày và giờ mà an vào một phương pháp để luận đoán họa, phúc cho con người sau khi sinh ra.

Nguồn gốc khoa Tử vi

Khoa Tử vi được đắc dụng vào niên hiệu Càn đức nguyên niên, đời vua Thái Tổ nhà Tống (863), cho đến nay đã trên ngàn năm chưa có sử gia nào chép về lịch sử cả. Các Tử vi gia thường chỉ chú ý đến việc giải đoán tử vi hơn là đi tìm hiểu lịch sử. Bởi vậy cho đến nay, lịch sử khoa này vẫn còn lờ mờ. Thậm chí có người còn lầm lẫn khoa Tử vi với những chuyện truyền kỳ hoang đường. Tử vi cùng với khoa Bát tự và các môn khoa học huyền bí khác đều có chung nguồn gốc là từ Kinh Dịch mà ra.

Đời Gia Tĩnh (vua Minh Thế Tông) có lưu truyền cuốn Tử vi Đẩu số Toàn thư do tiến sĩ La Hồng Tiên biên soạn. Lời tựa nói Tử Vi đẩu số toàn thư là của tác giả Hi Di Trần Đoàn.

Bài tựa viết như sau:

“Thường nghe nói cái lý của số mệnh rất huyền vi ít ai biết cho tường tận để mà thuận thụ coi công danh phú quý trên đời đều có mệnh.

Tôi vì muốn biết nên đă tới tận núi Hoa Sơn chỗ ông Hi Di Trần Đoàn đắc đạo để chiêm bái nơi thờ tự của bậc đại hiền. Lúc ra về thì thấy một vị cao niên thái độ ung dung chân thực đưa cho tôi cuốn sách mà bảo: “Đây là Tử vi đẩu số tập của Hi Di tiên sinh”.

Các sách về Tử vi sau này cũng đều thống nhất rằng người đầu tiên tổng hợp, hệ thống lại thành môn bói này là do đạo sĩ Trần Đoàn 道士陳摶(872年—989年) tức Hi Di Lão Tổ, sống vào đời Bắc TốngTrung Quốc.

Trần Đoàn, 道士陳摶(872年—989年)tự Hi Di, người đất Hoa Sơn ngày nay về phía Nam huyện Hoa Âm tỉnh Thiểm Tây. Tương truyền rằng khi ra đời, ông bị sinh thiếu tháng, nên mãi hơn hai năm mới biết đi, thủa nhỏ thường đau yếu liên miên. Trần Đoàn học văn không thông, học võ không đủ sức, thường suốt ngày theo phụ thân ngao du khắp non cùng thủy tận.

Thân phụ Trần Đoàn là một nhà thiên văn, lịch số đại tài đương thời. Về năm sinh của tiên sinh không một thư tịch nào chép. Nhưng căn cứ vào bộ Triệu thị Minh thuyết Tử Vi kinh, khi Trần Đoàn yết kiến Tống Thái Tổ Triệu Khuông Dẫn vào niên hiệu Càn Đức nguyên niên (năm 963 Dương lịch) có nói: “Ngô kim nhật thất thập hữu dư” nghĩa là “tôi năm nay trên bảy mươi tuổI”. Vậy có thể Trần Đoàn ra đời vào khoảng 888-893 tức niên hiệu Vạn Đức nguyên niên đời Đường Hy Tông đến niên hiệu Cảnh Phúc nguyên niên đời Đường Chiêu Tông. Trần Đoàn bắt đầu học thiên văn năm 8 tuổi.

Bộ Triệu thị Minh thuyết Tử Vi kinh thuật rằng:

“Tiên sinh 8 tuổi mà tính còn thơ dại. Lúc nào cũng ngồi trong lòng thân phụ. Một hôm thân phụ tiên sinh phải tính ngày giờ mưa bão trong tháng, bị tiên sinh quấy rầy, mới dắt tiên sinh ra sân, chỉ lên bầu trời đầy sao mà bảo:

– Con có thấy sao Tử Vi kia không?

Đáp: – Thấy. Lại chỉ lên sao Thiên Phủ mà hỏi:

– Con có thấy sao Thiên Phủ kia không?

Đáp: – Thấy – Vậy con hãy đếm xem những sao đi theo sao Tử Vi và Thiên Phủ là bao nhiêu?

Thân phụ tiên sinh tưởng rằng tiên sinh có đếm xong cũng trên nữa giờ. Không ngờ ông vừa vào nhà, tiên sinh đã chạy vào thưa:

– Con đếm hết rồi. Đi sau sao Tử Vi là 5 sao, như vậy chòm sao Tử Vi có 6 sao. Đi sau sao Thiên Phủ là 7 sao, như vậy chòm Thiên phủ có 8 sao. Từ đấy tiên sinh được thân phụ hết sức truyền khoa thiên văn và lịch số”[1]

Trần Đoàn lão tổ là người kiến văn rất quảng bác, hiệu là Phù Dao Tử, là đạo sĩ Đạo gia, ngài từng tổng kết Nội đan Đạo pháp, là Tác giả của ”Dịch kinh đồ, Tiên thiên đồ, Vô cực đồ”, là một trong vài khuôn mặt chủ lưu của lãnh tụ Đạo gia hậu Tống, có ảnh hưởng lớn lao đến người đương thời và mãi đến hiện nay Đường minh tông từng tứ hiệu cho ngài là ”Thanh hư ngoại sĩ”, cũng như Đường thế tông tứ hiệu ”Bạch vân tiên sinh”, Tống thái tông Triệu quang Nghĩa tặng hiệu ”Hi Di tiên sinh”, sau này Đạo sĩ và Hoa sơn đạo giáo tôn xưng ngài là Tổ sư, Hoa sơn Ngọc tuyền viện tôn xưng ngài là Giáo chủ.

Hoa sơn tại tỉnh Thiểm Tây, vị trí tại phía Nam Huyện Hoa Âm, là Tây nhạc trong hệ thống Ngũ Nhạc, là Động thiên đứng hàng thứ 4 trong 36 động thiên của Đạo giáo, Hoa sơn có Chủ phong (núi cao nhất) có Hải bạc là 1997 mét, trong Ngũ nhạc chỉ thua có Bắc nhạc Hằng sơn, nhưng Hoa sơn có sơn thế hùng vĩ hiểm ác không đâu sánh bằng, nên được gọi là ” Kỳ hiểm thiên hạ đệ nhất sơn”, từ xa xưa, Hoa sơn đã là nơi linh địa của Đạo giáo, hiện còn một số tự viện liên quan như Tây nhạc miếu và Ngọc tuyền viện ở dưới chân núi, trên núi thì có Đông đạo viện, Trấn nhạc cung, Ngọc nữ từ, Túy vân cung, trong đó Ngọc tuyền viện, Đông đạo viện và Trấn nhạc cung được xem là 3 trọng điểm của các Cung Quan Trung quốc.

Cứ theo truyền thuyết thì Lão Tử cũng từng lưu chân tại Hoa Sơn, tại núi Nam Phong của Hoa Sơn nay vẫn còn lưu giữ một lò luyện đan của Lão tử. Tại sơn môn của Ngọc tuyền viện, bước lên thạch cấp đi xuyên qua Chính môn và tiếp tục duyên theo thạch lộ mà đi thì sẽ gặp Hi Di động.

Động này được phân làm Tiền và Hậu điện, phía tả tiền điện có tấm bia Hoa sơn thạch đồ, mé trái có một thạch bia do một thư pháp danh gia thời Tống tạc mấy chữ Đệ nhất sơn, hậu điện là tượng ngồi của Lão tổ, ngoài ra còn một số di tích khác liên quan đến lão tổ như Hi Di Trũng, Hi Di Động, Son Tôn Đình, Nạp Kinh Đình, Vô Ưu Đình, Quần Tiên Điện Và Tam Cung Điện, Sơn Tôn Đình được xây trên một tảng đá khổng lồ, kiến trúc kỳ dị, tương truyền đây là nơi Tổ sư thường đúng ngắm cảnh. Cạnh đình có một cây cổ thụ tuy quá cổ lão nhưng vẫn xanh um gọi là Vô ưu thụ, đồn rằng cây này do đích thân Trần Đoàn trông nên, Hi Di động thì nằm ở gần cạnh đình, là nơi để Tổ sư tĩnh dưỡng (ngài ngủ rất lâu), bên trong có một bức tượng ngài đang ngủ! Toàn cảnh Ngọc tuyền viện đình miếu ngổn ngang, suối reo róc rách, cây cối thâm u, tạo cho du khách cái cảm giác thoát trần, tại đây còn lưu một bài của Khang hữu Vi:

Cốc Khẩu Tuyền Thanh Dẫn Khúc Lưu

Trường Lan Hồi Hợp Thụ Vô Ưu

Tuyền Thanh Sơn Sắc Khả Vong Thế

Nhượng Dữ Hi Di Thùy Vạn Thu…

Hiện nay, trên đường nghiên cứu, chúng tôi tìm được một số thư tịch rải rác sau đây, biên tập sơ lược về khoa này. Tôn trọng đúng nguyên tắc sử gia Đông phương, những gì nghi ngờ thì để nguyên, mà cổ nhân gọi là nghi dĩ truyền nghi.

Các tác phẩm tử vi sau Tử vi đẩu số toàn thư

Trên đường nghiên cứu, chúng tôi tìm được một số thư tịch rải rác sau đây, biên tập sơ lược về khoa này. Tôn trọng đúng nguyên tắc sử gia Đông phương, những gì nghi ngờ thì để nguyên, mà cổ nhân gọi là nghi dĩ truyền nghi. Sau Tử vi đẩu số toàn thư của Hi Di Trần Đoàn có các tác phẩm

  1. Tử vi chính nghĩa”. Bộ này do Hy Di tiên sinh truyền cho Tống Thái Tổ là Triệu Khuông Dẫn. Bản chúng tôi có là bản chép tay của Hoa Yên Tự. Bản này được tàng trữ tại Quốc sử quán triều Nguyên, năm 1955 trong một cuộc chính biến lật đổ Quốc trưởng BảoĐại chúng tôi sưu tầm được.
  2. Triệu Thị Minh Thuyết Tử vi kinh” Chúng tôi có hai bản. Bản chép tay, cũng chép từ chính bản của Hoa Yên Tự. Một bản nữa của Cẩm Chướng thư cục Thượng Hải ấn hành năm 1921. Hai bản không khác nhau là bao. Bởi gốc của bộ sách này là bộ Tử-vi chính nghĩa. Sau khi được Hy Di tiên sinh truyền cho, Triệu Khuông Dẫn và con cháu nhà Tống nghiên cứu rộng ra mới đặt cho một tên mới là “Triệu Thị Minh Thuyết Tử vi kinh”. Có nghĩa là họ Triệu giảng giải rõ ràng về bộ Tử vi kinh. Bộ này được Hoàng Bính truyền sang Việt Nam vào niên hiệu Nguyên phong thứ 7 đời vua Trần Thái Tông (1257), Hoa Yên Tự chép lại và lưu truyền tới nay.
  3. Đông A Di Sự”. Bộ này không phải là bộ sách nghiên cứu về Tử vi, mà là bộ sách chép các học thuật đời Trần, trong đó có phần chép về Tử vi. Bộ sách do ba người liên tiếp chép, đó là Huệ Túc phu nhân vợ của Trần Thái Tông; Đoàn Nhữ Hải, một vị Tể tướng đời Trần, học trò của Huệ Túc; Trần Nguyên Đán, một vị bác học cuối đời Trần. Bản chúng tôi có là bản do Trần Nguyên Đán khắc bản mộc năm 1388.
  4. Tử Vi Đại Toàn”Bộ này do các văn thần nhà Thanh nghiên cứu, tổng hợp hết các sách cổ kim về Tử-vi, chép lại. Đây không phải là bộ biên tập, nghiên cứu mà chỉ là bộ sao chép lại mà thôi. Bản chúng tôi có là bản sao, đề rằng do Cẩm-Chướng thư cục Thượng-hải xuất bản năm 1921.
  5. Tử Vi Đẩu Số Toàn Thư”. Do La Hồng Tiên biên soạn rất giản lược, nhưng giống bộ Tử vi chính nghĩa. Có thể nói đây là bộ Tử vi chính nghĩa yếu lược. Bộ này do Cẩm Chướng thư cục xuất bản năm 1921 tại Thượng hải. Sau này ông Vũ Tài Lục có dịch nhưng dịch một phần rất ngắn, và không chú giải. La Hồng Tiên sống vào đời Minh.

Trên đây là 5 bộ Tử vi được coi là chính thư hay do chính phái biên tập. Ngoài ra còn một vài bộ dưới đây bị coi là tạp thư, tá phái nhưng chúng tôi vẫn nghiên cứu đầy đủ.

6.1“Tử Vi Âm dương chính nghĩa”. Bộ này do Lã Ngọc Thiềm và các tử-vi gia thuộc Bắc phái biên tập, nên thường thêm chữ Bắc-tông để phân biệt với Nam-tông. Bản chúng tôi có là bản chép tay.

6.2“Tử Vi Âm – dương chính nghĩa”. Do Ma Y biên soạn vào đời Tống, sau được các Tử vi gia thuộc Nam phái bổ túc sửa đổi, nên thường thêm chữ Nam tông để phân biệt với Bắc tông. Bộ này khắc bản in vào đời Thanh triều Khang Hy, nhưng không ghi rõ năm nào.

6.3. “Tử Vi Thiển Thuyết”. Bộ tổng luận về Tử Vi do Lưu Bá Ôn, một đại thần khai quốc nhà Minh biên soạn. Bản chuúng tôi có là bản khắc in vào đời Thanh triều Khang Hy, nhưng không ghi rõ năm nào.

6.4. “Lịch Số Tử Vi Toàn Thư”. Bộ này do Hứa Quang Hy đời Minh biên soạn. Bản chúng tôi có là bản chép tay. Ngoài ra chúng tôi sưu tầm được khoảng trên hai mươi bộ sách khác, nhưng tựu trung mô phỏng các bộ sách trên đây cả nên không bàn tới.

Các trường phái của khoa Tử vi đẩu số

Trải qua hàng ngàn năm hình thành và phát triển, kể từ đạo sĩ Trần Đoàn hệ thống thành khoa Tử vi đẩu số. Hiện nay, khoa Tử Vi có những bước phát triển đủ sắc màu, là đối tượng nghiên cứu không chỉ ở phương Đông mà ngay cả ở phương Tây cũng được nhiều người, thậm chí kể cả các học giả, chính khách cũng quan tâm, nghiên cứu và ứng dụng.

Về mặt tín ngưỡng – tôn giáo. Khoa Tử vi không chỉ được lưu truyền trong nội môn Đạo giáo, mà các loại hình tín ngưỡng – tôn giáo và phổ thông đại chúng nghiên cứu cũng hết sức rầm rộ. Hiện nay, nhiều người tìm hiểu, nghiên cứu, thực hành và ứng dụng khoa Tử vi rộng rãi là như vậy, song rất ít người biết được rằng khoa Tử vi có nguồn gốc từ Đạo giáo, đa số thường nhầm lẫn khoa Tử vi có nguồn gốc hoặc cố gắng đưa sự ảnh hưởng của Phật giáo vào trong khoa Tử vi, thực chất đây chính là sự thiếu hiểu biết và hạn chế về nhận thức về lịch sử nói chung và lịch sử tôn giáo nói riêng.

Hiện nay, trong hệ thống chính thống đạo tạng Đạo giáo, khoa Tử vi được biên mục nằm trong phần Tục đạo tạng (續道藏). Cụ thể được phân loại biên mục tại “Minh Vạn lịch chính thống đạo tạng – 明萬曆正統道藏” bao gồm có 3 quyển “Tử vi đẩu số – 紫微斗數卷一;紫微斗數卷二; 紫微斗數卷三).

Trải qua quá trình phát triển lâu dài, đến nay khoa Tử vi đẩu số đã hình thành nên rất nhiều trường phái khác nhau. Các trường phái này, theo chúng tôi nhận định dựa trên các tiêu chí như: Tiêu chí lịch sử, tiêu chí văn hoá, tiêu chí địa lý. Trên cơ sở các tiêu chí này mà khoa Tử vi hình thành nên các trường phái thể hiện đầy đủ tính chất liên thuộc bởi sự ảnh hưởng của các tiêu chí trên.

Chúng tôi tạm phân định các trường phái của khoa Tử vi đẩu số như sau:

  1. Tử vi cổ sử

Trường phái Tử vi cổ sử này theo chúng tôi nhận định được tính từ khi Trần Đoàn hệ thống hoá các kiến thức Thiên văn học, Kinh dịch, học thuyết Âm dương, Ngũ hành để hình thành nên khoa Tử vi đẩu số. Thời kỳ này, khoa Tử vi đẩu số vẫn giữ những nét sơ khởi nguyên thuỷ dựa trên sự tương tác của Thiên văn học đối với đời sống hiện thực, kêt hợp với vu thuật Đạo giáo để vừa giải thích, vừa thi hành các biện pháp nhằm tìm lành, tránh giữ cho dân chúng đương thời. Lúc này, khoa Tử vi được chia thành 3 trường phái:

– Đạo gia Tử Vi Đẩu Số, là những vị tu theo Đạo giáo (Lão giáo) thường nghiên cứu về Thiên văn và Huyền học, một số môn Huyền thuật phát xuất từ các Đạo quán Đạo giáo mà ra, ngay môn Tử Vi Lý Số cũng vậy, nên nhóm này ở địa vị tối cao.

– Khâm thiên phái Tử Vi Đẩu Số: sau này Triều đình với mục đích tóm thâu hầu hết các nhân tài Huyền môn trong thiên hạ để làm việc tư lợi cho Hoàng gia, nên đã thành lập Khâm thiên giám, cũng như Đạo tạng (Thư viện về Huyền học) và dùng mồi danh lợi hoặc ngay cả việc áp chế để giam lỏng đám nhân tái Huyền môn trong cung cấm, qua một thời gian trong họ hình thành cái gọi là Giới Tử Vi đẩu số của Khâm thiên giám, theo quy luật chặc chẽ của Triều đình, họ chỉ được truyền thừa cho một Đệ tử mỗi một đời mà thôi, và truyền theo lối khẩu truyền, kinh sách Tử Vi Đẩu Số liên quan từ đó đừng hòng lọt ra bên ngoài.

– Dân gian Tử Vi Đẩu Số: Họ thừa hưởng những gì.. còn sót lại, tuy nhiên họ cũng lưu giữ được một số sách gia truyền do chính các quan lại làm việc trong triều đình, trải qua các biến cố thay đổi triều đại mà lưu truyền ra bên ngoài và những phát kiến trong thời gian nghiên cứu, nhưng vì quá thiếu thốn kinh sách, cùng tắc biến, Tử vi sau này biến thành nhiều dạng phái kỳ lạ không còn liên quan nhiều đến gốc rễ…

  1. Tử Vân Phái

Tử Vân trước kia làm việc cho một nhà xuất bản, theo như chuyện kể trong quyển ”Đẩu số luận nhân sinh”, trước kia Tử Vân không tin vào Mệnh lý, về sau nhân có lần đi với Vu thái thái gặp Hà lão sư, Hà lão sư căn cứ trên Mệnh bàn nói ra những tình huống gì sắp xảy ra trong năm sau cho Vu thái thái, chẳng hạn sau khi sinh thì bị viêm gan và phải tiếp huyết.v.v

Một năm sau, tất cả xảy ra như đã kể, Tử Vân bèn bái Hà lão sư làm sư phụ và khai thủy học Tử Vi Đẩu Số cùng với hai vị sư đệ. Về sau, Tử vân chu du khắp Đài loan nam bắc, tứ xứ tìm cao thủ Tử Vi Đẩu Số để nghiên cứu thêm, trong thời gian này còn học thêm Tâm lý học và Trung y.Danh tiếng của Tử vân ngày càng vang dội, nhưng nhiều khi người được coi bói không biết rằng Him là Tử Vân tiên sinh. Khoảng 70, 80 niên đại Tử vân bắt đầu ra sách Tử Vi Đẩu Số, trong đó đã tiết lộ rất nhiều ” Khẩu quyết ” mà ông đã khai ngộ được những sáng kiến quan trọng của ông ta gồm:Tam đại luận, Thái tuế Bát quái, Thái tuế Cung vị

Tử Vân tiên sinh là lão sư của Liễu vô cư sĩ. Tử vân vừa viết sách vừa khai quán (xem bói) vừa dạy Tử Vi Đẩu Số không lấy tiền, ông có những đầu sách như:

  1. Đẩu Số Luận Danh Nhân
  2. Tòng Đẩu Số Đàm Phụ Mẫu Tình
  3. Đẩu Số Luận Mệnh
  4. Đẩu Số Luận Tử Nữ
  5. Đẩu Số Khán Nhân Tế Quan Hệ
  6. Đẩu Số Luận Điền Trạch
  7. Đẩu Số Luận Nhân Duyên
  8. Đẩu Số Luận Tài
  9. Đẩu Số Dữ Nhân Sinh
  10. Đẩu Số Luận Sự Nghiệp

3Hiện Đại Phái và Liễu Vô Cư Sĩ

Phái này chưa có chức Chưởng môn, mà cũng không biết đã thành Môn phái hay chưa, người đại diện là LIỄU VÔ CƯ SĨ, người đã từng phản đối việc tử/bình hợp tham (Dùng Tử bình để tham ngộ thêm Tử vi, thời gian này phong trào Tử, Bình hợp tham đang phát triển tại Đài.)

Ông chủ xướng ” Tử bình quy Tử bình, Đẩu số quy đẩu số, và cự tuyệt việc sử dụng các Thần sát, hay Quan Sát, dị hình dị loại xâm nhập vào lãnh vực Tử vi mà không có…giấy phép! Liễu vô cư sĩ sáng tác rất hăng, thường dùng thực chứng để lý giải, có bộ Hiện đại Tử vi (khoảng 11, 12 tập), Tử vi chi lộ, uyên ương truyền kỳ. Tử vi chi lộ, yên hoa truyền kỳ.v.v.v Phạm vi đề cập của ông rất rộng rãi, được Ngô hoài Vân tán xưng là Vệ sĩ của Mệnh học giới, hay là Tư mã Nam của Mệnh lý học. Sách của ông ta đọc được và có tính Hiện thực, nhưng lại không có ý nghĩa thực tế (có nghĩa là những lời bàn Mao tôn Cương của ông về các lá số chẳng áp dụng được, chẳng giúp ích gì cả, điều này thì ai cũng thấy ra, nhưng ông được cái khá thành thực, chỗ nào không biết thì nói là không biết hoặc chờ hỏi Thầy.

Ở Đài Loan có nhiều người cho rằng có thể áp dụng một số nguyên tắc của Tử Bình vào Tử Vi để giúp khoa này chính xác hơn. Chẳng hạn ông Sở Hoàng (sách ” Tử Vi hỉ kị thần đại đột phá ”, Sitak publishing, 1985) chủ trương dùng tiết khí để định tháng Tử Vi. Lại nữa, ông Sở Hoàng (sách đã dẫn) và ông Phương Vô Kị (sách ” Tinh tình thám nguyên ”, 1987) chủ trương dùng phép Hỉ Kị của Tử Bình để luận sao Tử Vi (Như sinh tháng 3 có Thiên Đồng hành thủy thì Đồng này không phải chỉ là hành thủy mà là hành thủy của tháng 3, phải dúng phép Hỉ Kị của Tử Bình tính xem tốt xấu thế nào).

Ông Liễu Vô Cư Sĩ chống lại các quan điểm đại loại như vậy.

Nhưng tôi cho là ông Liễu Vô cư sĩ quá cực đoan vì ông và những người theo ông hiện chỉ an các sao:

  • 14 chính tinh
  • Nhị hóa (Lộc Kỵ)
  • Lục cát (Tả Hữu Xương Khúc Khôi Việt)
  • Lục sát (Kình Đà Hỏa Linh Không Kiếp)

Tổng cộng 28 sao. Tất cả mọi sao khác ông Liễu Vô cư sĩ đều lược bỏ (với lý do rằng chúng là ngũ hành thần sát thuần túy, không dính líu đến Tử Vi).

  1. Thiên Cơ Phái Tử Vi Đẩu Số

Phái này do Thiên Cơ Thượng nhân HOÀNG XUÂN LÂM truyền dương, vào năm 1992 bộ sách Tử Vi Thiên Cơ được phát hành, trong đó lần đầu tiên tiết lộ những ” Tuyệt kỷ ” của Thiên cơ phái (đã thất truyền từ lâu) như Mật tông Lạp số, Đẩu số hỉ, kỵ thần cùng lý luận về cung khí (tử bình cũng có dùng Lạp số trong cách tính về Tiết khí của 12 Tháng).

Lập số trong Tử vi thấy cũng có xuất hiện vào thời nhà Trần, dùng để xét lực lượng giữa hai nhóm Tinh đẩu là Cát diệu và Ác diệu để xem lực lượng hai bên tương quan như thế nào, nói thẳng ra là bên nào sẽ thắng, hoặc có thể cứu giải được hay không khi thấy đa Hung tinh xuất hiện.Bên Tàu thì thấy Trác phái và một vài Môn phái nhỏ cũng có xài Lạp số, nhưng giấu kỹ không cho ai biết…)

Đồng thời, Thiên cơ phái cũng tiết lộ bí quyết về: Song tinh khán pháp bí cấp Tử Vi Đẩu Số Phong thủy Huyền không nhị thứ Tứ Hóa Tử Kiếp.

  1. Hoa Sơn Bí Nghĩa Phái

Đây là một Môn phái khá đặc biệt và có ảnh hưởng lớn nhất và bao trùm tại Đài loan, tên Chính danh của Môn phái này là: ”Khâm Thiên Tứ Hóa Tử Vi Đẩu Số Đẩu Số Phi tinh bí nghĩa ”, cận đại truyền nhân là TỐ TÂM LÃO NHÂN, sau này còn có Sài Minh Hoằng, Lý tử Dương…

Vào năm 1985, một môn sinh trong Phái đã công khai đăng báo phát mãi (auction) một Bản Bí cấp của Môn phái (dường như là bản viết tay), trị giá khởi đầu đã lên đến trên 30 vạn Đài tệ (10000$), vụ này đã làm chấn động cả giới Đẩu số đương thời… Nghe rằng phái Bí nghĩa đời đời chỉ đơn truyền (truyền lại cho một môn sinh độc nhất), bí cấp là một bản viết tay, nội dung gồm:

  • Mai Hoa Dịch Số
  • Cửu Tinh Bố 12 Cung Thất Tinh Quyết
  • Tứ Phượng Tam Kỳ Nhị Nghĩa Phiêu
  • Tiên Thiên Tứ Hóa Phi Tinh Mệnh Phổ

Phương pháp suy đoán thì chuyên dùng tứ hóa, lấy Tứ hóa làm trọng tâm liên hệ với các cung vị (rất phức tạp) để đoán sự việc, đối với Tinh diệu thì thường…đụng đến thì ngừng! (không chú trọng đến Tinh diệu cho mấy), nói chung thì Phái này có ảnh hưởng rất lớn tại Đài, các đại danh sư Phương ngoại nhân như Pháp Đường chủ nhân, Phương vô Kỵ đều bị ảnh hưởng của Phái này…

Tứ Phượng, Tam Kỳ, nhị Nghi, Phiêu Phiêu là chỗ độc đáo của Phái này, là cơ sở của Thập Can đạp thiên pháp.

              Tứ Phượng:

Tứ Phượng nếu tại Cung vị thì đại biểu Tứ Chính Cung vị, như Mệnh Tử, Tử Thiên…loại mà nói thì Tứ Phượng tại Tinh Thìn đại biểu CƠ CỰ ĐỒNG LƯƠNG. Trong ứng dụng, Tứ Phượng đại biểu Cách tứ vị Lộc, Kỵ, là một trong vài diện điểm để căn cứ mà phán xét Tài, Quan và sự việc Cát, Hung ra sao..

              Tam Kỳ:

Tam Kỳ tại Cung vị thì đại biểu Đồng Âm đồng Dương Cách Nhị Cung vị, chẳng hạn như Mệnh Phu, Phu Tài loại… Tam Kỳ Tại Tinh thìn đại biểu Sát – Tham – Phá. Tam Kỳ tại ứng dụng đại biểu Lộc, Kỵ của Lân Cung, Tam Kỳ là một trong các điểm dùng để định sự Cát Hung của Nội Lục Thân.

              Nhị Nghi:

Nhị Nghi tại Cung vị đại biểu Âm Dương tương cách Cung vị của Lân vị, như Mệnh Huynh, Huynh Phu loại. Nhị Nghi tại Tinh thần đại biểu Thái Âm, Thái Dương, tại Ứng dụng đại biểu Lộc, Kỵ của Lân Cung, là một trong những Điểm để định sự Cát Hung của Nội Lục thân.

              Phiêu Phiêu (Tứ Hóa):

Chẳng hạn như những nhân quả Cát Hung trong hình thức Kỵ truy Kỵ, Lộc truy Kỵ.

  1. Hà Lạc Phái

              6.1 Hà Lạc Phái Trung Quốc

Tại Trung Quốc đã có đến hai phái Hà Lạc:

              6.1.1 Hà Lạc Nam Phái

Sau khi Hi Di tiên sinh qua đời, đệ tử của ông chia ra làm hai phái. Phái đi về phương Nam chịu ảnh hưởng của khoa bói toán, nên đời sau gọi là phái Hà Lạc. Họ thêm vào một số sao mới mà trong Tử Vi Chính Nghĩa Kinh không có. Cách an sao của họ cũng khác với Hi Di tiên sinh.

Những sao họ thêm vào, với tính cách quái dị, vô lý của khoa bói dịch như: Thiên Giải, Địa Giải, Giải Thần, Thiên Quan, Thiên Phúc, Thiên Tài, Thiên Thọ, Thiên Y, Thiên Trù, Quán Sách, Thiên Xá….Vòng thái tuế có 5 sao, họ thêm vào 7 sao mà thành 12 sao.

Đa số người của phái này dùng khoa tử vi làm kế sinh sống, nên không bao giờ họ truyền cho nhau hết cái tinh vi mà cũng giữ lại một số bí thuật. Đôi khi họ còn truyền sai cho nhau nữa. Vì vậy phái bị mất hẳn gốc. Kinh nghiệm của họ thực nhiều, nhưng họ không truyền cho nhau thì đâu còn giá trị gì nữa. Các thầy tử vi Tàu sang Việt Nam dạy lại cho người Việt Nam, họ vốn dĩ đã bị học lại không đúng với chính kinh, khi truyền lại họ còn dạy sai và dạy thiếu nữa, thì hỏi tại sao khoa tử vi không có chỗ bế tắc khó giải thích. Công trình của phái này còn chép trong bộ tử vi Âm Dương Chính Nghĩa Nam Tông.

              6.1.2 Âm Dương Hà Lạc Phái

Học trò của Hi Di tiên sinh đi về phương Bắc đã bị ảnh hưởng của Âm Dương sinh khắc ngũ hành. Phái này có khuyết điểm là quá chú ý vào Âm Dương sinh khắc mà quên mất tinh yếu của khoa tử vi là Thiên văn. Đầu đời Minh, một nhân vật quan trọng của phái này làm quân sư cho Minh Thái Tổ. Đó là Lưu Bá Ôn. Trọn đời Minh (1368-1643) phái này rất được trọng dụng. Kinh nghiệm của phái này rất nhiều, nhưng tiếc rằng đi quá xa với chính tinh nên không thành đạt cho lắm. Công phu của phái này còn lưu truyền bộ tử vi Âm Dương Chính Nghĩa Bắc Tông.

Niên hiệu Sùng Chinh thứ 16 nhà Minh (1643), Lý Tự Thành đem quân đốt phá Bắc kinh thì bộ sách trên thất truyền. Sau Vĩnh Vương bị Ngô Tam Quế thắt cổ ở Vân Nam, y có lưu giữ một bộ. Ngô Tam Quế bị diệt, bộ này lọt vào tay các văn thần nhà Thanh.

              6.1.3 Bộ Tử Vi Đại Toàn

Niên hiệu Càn long thứ 38 nhà Thanh, nhà vua thấy danh sĩ thiên hạ xúm vào bài bác mình, chê bai Thanh triều là dòng dõi mọi rợ phương Bắc… mới tập trung những nhà học giả lại phong cho mỗi người một tước đặt dưới quyền Kỷ Duân, làm việc trong viện Tứ khố toàn thơ. Công việc của viện là tập trung tất cả sách vở, học thuật trong thiên hạ lại chú giải, ấn hành cho dân gian học. Bộ này được gọi là Tứ bộ bị yếu, gồm có 4 bộ môn: Kinh, Sử, Tử, Tập. Quả nhiên sau biện pháp này, dân chúng không còn lý do chông đối nhà vua nữa. Bộ này rất vĩ đại, phải chở mấy xe mới hết.

Hồi đệ nhất Cộng hòa, Tổng thống Trung Hoa Dân Quốc có tặng cho thư viện Đại học Văn Khoa một bộ, in bằng giấy Tàu bạch. Sau Kỷ Duân thấy rằng còn một lực lượng chống đối không kém quan trọng là mấy ông thầy tử vi, bói toán. Ông ta tâu lên vua Càn Long cho mời 75 nhà nghiên cứu tử vi danh tiếng về kinh phong tước rồi tập trung tất cả sách tử vi trong thiên hạ lại chú giải thành bộ Tử Vi Đại Toàn gồm 9 cuốn như sau:

  • Cuốn thứ nhất: Bản nghiên cứu tổng quát, các bản chiếu biểu liên quan đến soạn thảo Tử Vi Đại Toàn. Phàm lệ
  • Cuốn thứ hai: Lịch sử khoa tử vi. Tiểu sử các nhà nghiên cứu tử vi, lịch sử các phái
  • Cuốn thứ ba: Nghiên cứu về khoa thiên văn, ứng dụng vào tử vi
  • Cuốn thứ tư: Cách an sao, an vận hạn, sao lưu niên
  • Cuốn thứ năm: Tính chất các sao
  • Cuốn thứ sáu: Đoán vận hạn, đoán 12 cung
  • Cuốn thứ bảy: Chú giải các bài phú của Hi Di tiên sinh, phái Triệu gia
  • Cuốn thứ tám: Cử hiền, triệt ác (Căn cứ vào khoa tử vi để cử người cho đúng, loại bỏ kẻ ác). Phá cách (Căn cứ vào số tử vi để biết muốn hạ một người có số tử vi thế này thì làm sao)
  • Cuốn thứ chín: Các lá số của danh nhân. Gồm 417 lá số với lời chú giải đầy đủ. Từ Chu Công, Thái Công, Vua chúa, danh tướng, phản tặc, văn thần, đạo gia trải qua các đời

Đặc biệt cuốn thứ nhì có nói đến khoa tử vi tại Việt Nam là công trình nghiên cứu của nhà Trần. Cuốn thứ tám chép lại nguyên văn của sách “Đông A Di Sự” đời Trần.

              6.2 Tân Đài Hà Lạc Phái

Phái mới xuất hiện ở Đài Loan là ” Tân Đài Hà Lạc Phái “

Phái này Tổ sư sáng lập môn phái là Tăng quốc Hùng địa bàn tại Đài loan. Phái này chuyên dùng Hà lạc số, Quái vị, Tứ Hóa (nhất là Hóa Kỵ)và Tính lý của Tinh đẩu để luận một lá số. Như Đoán pháp tổng luận của Phái này có sơ lược cho ta biết:

  • Dùng Tinh tính đoán cát hung.
  • Dùng Tứ Hóa (Thật ra chỉ có Hóa Kỵ và Hóa Lộc) để đoán khế cơ (cơ nguyên).
  • Dùng Quái vị để đoán Nhân sự.
  • Dùng Tứ Hóa của Mệnh cung để đoán tâm năng và hành vi.
  • Dùng Tứ Hóa của Quan lộc để định cát Hung Họa Phúc.
  • Dùng Mệnh thiên tuyến để định hiện tượng của hành động.
  • Phụ tật tuyến thì chủ về vận đồ.
  • Huynh đệ tuyến thì chỉ về Thành tựu hay không.
  • 12 Cung đều khả dĩ là Bản cung, chúng đều có Mệnh thiên tuyến và Phụ tật tuyến.
  • Sự thành bại của mỗi Cung được quyết định bởi Quan lộc cung (Khí số vị) của Cung đó.
  • Thượng nhất cấp Bàn Tứ Hóa ” ưng Hạ ” dùng để định Tông tượng (tung tích). -Hạ nhất Bàn Tứ Hóa ” nhập Thượng ” dùng để đoán cát Hung.
  • Trước là Sát (xem xét)tung tượng, sau mới đoán cát Hung.

Phái này nghe đồn đoán rất linh nghiệm. Theo học phái này thì cũng chẳng khó, có điều là hơi…cô đơn, cũng như thời xưa khi tui học Tử bình xong rồi thì ông Thiệu vĩ Hoa cũng chưa viết sách, trên 10 năm trời chẳng biết bàn chuyện Tử bình với ai, riết rồi chán bỏ vào một xó.

  1. Trung châu phái

Trung châu phái tái xuất giang hồ trên hai mươi năm là ít. Bằng cớ hiển nhiên là Trung Châu Phái Tử Vi Đẩu Số Giảng Nghĩa do ông Vương Đình Chi bổ chú đã được nhà xuất bản Thời Báo ở Đài Loan phát hành năm 1987, gồm hai tập, tập một đề tháng 3, 1987, tập 2 tháng 4, 1987.

Năm 2001 nhà xuất bản Vũ Lăng ra một bản bình chú khác của Tử Vi Đẩu Số giảng nghĩa, lần này người bình chú là ông Lục Tại Điền, không rõ có cùng dòng với ông Lục Bân Triệu hay không.

Và cần thêm nữa, sự tái xuất hiện của Trung Châu phái chẳng rầm rộ gì, chỉ là một trong nhiều trường phái Tử Vi trong giai đoạn bùng vỡ trăm hoa đua nở của kéo dài hơn hai thập niên (chủ yếu là thập niên 80’s và 90’s).

Ở Đài Loan Trung Châu phái bị nhiều phái khác, chẳng hạn các phái của Tử Vân, của Liễu Vô Cư Sĩ, của Chính Huyền Sơn Nhân đè bẹp. Tóm lại Trung Châu phái không phải là mới xuất hiện, từ lâu chẳng thấy “nóng hổi” gì, và cũng chẳng có ai “xếp de” trước phái này.

Tháng 6 năm 2007, một vị mang bút danh là Tam Thai xuất hiện trên một mạng của Trung châu Phái có vẻ như tự nhận mình là Truyền nhân chính thức của môn phái này (Môn phái này mỗi đời chỉ có một Truyền nhân, nhưng đến đời của Tam Thai thì phá lệ, hiện nay có đến 40 môn đồ và khoảng 2000 người theo thụ giáo). Ông này cho rằng Lục bân Diêu không phải là đệ tử đích truyền mà chỉ là một dạng như Tục gia đệ tử và chỉ học về sơ cấp chứ chưa đi sâu vào học trình cao cấp của Trung Châu phái. Tam Thai cũng có nói quyển ” Tử Vi Lý Số Giảng Nghĩa ” có nguồn từ một tài liệu gọi là ” Thế truyền Khâm thiên giám bí cấp ”.

Tam Thai có kể: sư tổ phụ của ông ta nguyên họ Du, trước kia có làm một chức quan nhỏ trong cơ quan khâm thiên giám nhà thanh, sau khi nhà thanh bị lật đổ, sư phụ của ông nhất thời bị thất nghiệp, lại không thích treo bảng làm nghề thày bói, trong cơn bối rối (tam thai không nói rõ như vậy) thì được gia nhân nhà họ lục mời về dạy bói toán cho lục bân diêu, dạy được mấy năm thì thày trò chia tay, bởi lúc đó chiến tranh loạn lạc đã khởi sự, họ du chạy về lạc dương, hình như để tìm thêm tài liệu thất lạc của môn phái, tình cờ thì gặp và cơ duyên làm sao mà thu nhận sư phụ của tam thai làm đệ tử…

Cứ theo Tam thai nói, thì sư phụ của ông cho biết họ Lục chỉ mới học qua về Tính chất các Sao và những câu Phú liên hệ mà chưa học đến ” Tử vi Tinh quyết ”, tức những yếu quyết (đa số là dưới dạng công thức) để suy đoán một lá số,, Họ Lục cũng có truyền nhân riêng của họ, đến nay cũng được 4 đời, đệ tử của Lục bân Diêu hiện nay chỉ theo một ít kiến giải của Thầy (vì không biết các chiêu Tinh quyết), nên đa số chỉ làm việc Nghiệm lý, xét lại vấn đề sau khi nó đã xảy ra..) một lá số mà ít khi dám tiên đoán! Tam Thai cho rằng làm như vậy thì sao mà phát huy được tinh hoa của một môn phái.

Tam thai nói: chẳng hạn Vương đình Chi có viết trong Tử Vi Đẩu Số giảng nghĩa: ” Phu thê cung hội THAM -KỴ, có nghĩa là đoạt ái (đoạt vợ chồng người khác), nhưng ông Vương không đề là vợ/chồng bị kẻ khác đoạt hay là đi đoạt tình nhân/vợ chồng người khác, bởi lẽ là ông ta chưa học Tinh quyết nên không phân biệt được… Họ Tam nói: ngay như THAM LANG -HÓA LỘC, hay THAM -QUYỀN (mà gặp sao này sao kia) có khi vô nhà lao ngồi chơi mấy mùa, đó là do sự biến hóa của Tinh hệ mà hình thành, nếu không biết mà luận lung tung tùy hứng thì còn gì là tinh hoa của Trung châu phái.

Chẳng hạn như cái sao THIÊN TƯỚNG, có người thì nói Thiên tướng là sao chính nghĩa cảm, thích vì người mà phục vụ, ưa xen chuyện bất bình, tại Mệnh cung thủ tọa thì không sợ Ác sát xâm lấn!! thậm chí đi khắp 12 cung ở đâu cũng là cát tường (không có Hãm địa).v.v, nhưng thực tế khi tham đoán một lá số đâu có giản đơn như thể dạo phố như vậy. Theo Tam Thai, thì Thiên Tướng chỉ là một Anh Ba phải, khi hội với cát tinh thì có khuynh hương tốt, khi đi với Ác diệu thì biến thành kè Ác ngay liền tù tì… Cổ nhân có cho rằng ” Phùng Tướng khán Phủ và Phùng Phủ khán Tướng ” (Mệnh/Hạn có Thiên Tướng thì phải xét đến Thiên Phủ và nghịch lại), vì hai sao này là chủ chốt của cách cục và lúc nào cũng ở thế Tam hợp..

Chẳng hạn Thiên Tướng tọa Mùi, Mão cung Tài có Thiên Phủ, đối cung là cặp Tử -Phá, tại Mão cung Thiên Phủ tọa thủ gặp phải vài tên Ác sát như nhóm Hỏa -Linh -Kình -Đà/hay Hình -Kỵ… như từ Dậu cung xạ chiếu chẳng hạn, những Ác tinh này tuy không chiếu xạ Thiên Tướng, chỉ chiếu tướng Thiên Phủ mà thôi, nhưng vì Phủ -Tướng là một cặp bất khả phân ly, nên chơi anh Thiên phủ cũng có nghĩa là ném chuột mà không nghía chủ nhà. Khi Thiên Phủ bị Hung đồ chiếu thì sẽ biến thành bại hại ngay, và lôi kéo theo anh chàng Thiên tướng (biến thành kẻ thiếu mất chủ kiến tham lận thô bỉ, không biết lẽ tấn thoái, hoặc giả chỉ biết tiến và tiến cho đến lúc hữu sự thì thoái thân vô lộ). Nếu không hiểu rõ cơ đồ, nhìn lá số Mệnh cung thấy Thiên tướng sáng láng, chẳng thấy Hung tinh chiếu xạ, vội cho rằng là người trung tín, chính nghĩa.v.v thì có phải là hại chết cái môn Tử Vi hay không…

Đây chỉ là một ví dụ cụ thể, một hạt đậu ” bí quyết ” nhỏ nhoi của Trung châu phái, xưa nay vẫn cất kỹ, đến như ” MÂN PHÁI Tử Vi ” tuy rằng có biết, nhưng lại dựa vào sự Đắc Hãm của Thiên tướng tại các Cung để phán đoán, e rằng vẫn chưa đúng với tinh thần của câu ” Phùng Tướng khán Phủ… ”, anh chàng Vương đình Chi trong Tử Vi Đẩu Số giảng nghĩa cũng vậy…

Gần Tử Vi Việt nhất theo tôi thấy là phái Trung Châu kiểu ông Lục Bân Triệu (không phải chi phái ông Vương Đình Chi, vì ông này Tứ Hóa ra khác hẳn).

Còn muốn thấy thật gần Tử Vi Việt thì tìm quyển Đẩu Số Đàn Vi (trọn bộ hai tập in chung một quyển, không dày lắm). Quyển này xuất hiện 1928, 1935 ở hoa Lục, và là một trong vài sách gối đầu giường của làng Tử Vi Đài Loan giữa thập niên 70. Giờ coi như bị lãng quên vì phái tứ Hóa nổi lên mạnh quá. Nhà xuất bản Vũ Lăng (Woolin, Đài Bắc) đã in lại.

  1. Nam Phái Tử Vi Đẩu Số

Nam phái Tử Vi Đẩu Số là 1 môn phái chuyên dùng Tính chất của chư Tinh để luận Mệnh, vì phương pháp dùng Tinh luận Mệnh là truyền thống nguyên thủy của Tử Vi, cho nên ai nghiên cứu Tử vi cũng phải học tập các Kinh điển loại này.

Cho đến hiện nay (không kể Việt Nam), phái này chỉ còn di lưu lại 2 Bản cổ tịch, đó là Tử Vi Đẩu Số Toàn Thư và Thập Bát Phi Tinh Sách Thiên Tử Vi Đẩu Số Toàn Tập. Hai bản này được (giới Tử Vi Đẩu Số Trung/Đài/Cảng..) xem là Chính tông, tối nguyên thủy, là chứng cứ tối sơ có thể tìm thấy được về Tử vi Luận Mệnh Pháp.

Tại Việt Nam môn Tử vi tuy không có giai đoạn bột phát mạnh mẽ như tại Đài/Cảng nhưng vẫn tiềm tàng phát triển trong dân gian 1 thời gian khá lâu trước thập niên 70, còn Trung, Đài, Cảng thì lưu mạch của Tử Vi Đẩu Số dường như hoàn toàn bị đứt đoạn, mãi đến các năm 70 mới được phục hồi. Đây là nhánh tử vi chính của Việt Nam.

Sở dĩ những người thực sự thấu hiểu cơ cấu môn Tử Vi Đẩu Số thì không có là bao, để tiện cho các vị sơ học, xin đưa ra các trọng điểm của Môn phái này như sau:

  • Trọng thị Chư tinh lạc hãm Tinh diệu cư Hãm địa có ảnh hưởng lực không đồng đều, Thập CAN niên sinh nhân (mỗi người có Niên CAN năm sinh khác nhau) thì TỬ VI tại 12 Cung có tác dụng BẤT ĐỒNG (Chẳng hạn GIÁP niên sinh nhân Tử vi cư MÃO là Hung, hoặc người sinh năm Giáp gặp Tử vi tại Mão, ắt nhập Mão niên thì Hung!), nhưng ẤT niên sinh nhân có Tử vi tại Mão thì Cát (tốt), như vậy Giáp niên sinh nhân có Tử vi tại Mão nếu hành Ất Mão niên thì luận là có Cát lẫn Hung.
  • Tiểu Nhi khắc Thân: Chẳng hạn, con nít sinh vào các Năm: THÌN, TỴ, MÙI, SỬU mà sinh ra nhằm những giờ: TÝ, NGỌ, MÃO, DẬU, TỴ, HỢI, THÂN thì bị khắc Mẹ. Ngoài ra còn có Đồng Hạn và giờ Kim xà…
  • Nam Bắc Đẩu và Nam Bắc Hạn Luận Đoán: Dương nam âm nữ lấy NAM ĐẨU làm Cát, khi nhập hạn thì Nam đẩu chủ 5 năm về sau. Nếu là LƯU NIÊN thì chủ về hạ bán niên. Âm Nam Dương nữ lấy BẮC ĐẨU làm Cát, nhập Hạn chủ 5 năm trước, Lưu niên thì Thượng bán niên.
  • Trọng Cách cục: Tử vi CÁCH CỤC lớn nhỏ lên đến mấy trăm Cách, đây là 1 món “gân gà” (khó nuốt) của môn Tử Vi, học Tử Vi thì không thể không biết Cách cục, nhưng biết rồi thì cũng không có chỗ đại dụng. Để tóm lược Nam phái cuối cùng phân làm 6 ĐẠI CÁCH, lại lấy 6 đại cách phối hợp trên 12 Cung tạo thành 1 Tổ hợp 144 CUỘC và hệ thống thành 1 dạng đồ biểu, đây là chỗ Tinh hoa của Nam phái.
  • Mệnh Cung Cung Khí: 60 Giáp Tý khi lập Mệnh tại 12 Cung có chỗ Cát Hung bất đồng, chẳng hạn như Lập Mệnh tại THÌN cung, thì MẬU THÌN Mộc tam cục KỴ nhập NGỌ Hạn và CANH THÌN Kim tứ cục KỴ nhập TÝ Hạn. (Tại Việt Nam vấn đề Cung Khí cũng như Tinh diệu di cung Miếu Lạc dường như được giữ kín không cho tiết lộ thì phải.?.)
  • Tổ Hợp Tinh Diệu Luận Hung Cát: Chẳng hạn Tử vi kiến Phủ – Tướng thì tốt, kiến Hỏa – Linh / Không – Kiếp là Hung…
  • Tiểu Hạn: Thập Can sinh nhân khi nhập 12 Cung địa chi kiến 14 CHỦ TINH đều có những chỉ dẫn minh xác về mặt Cát Hung. (Tử vi Việt Nam không thấy nói đầy đủ về mặt này, như vậy là có sự dấu nghề?)
  • Trọng Thị Tinh Tính, Không Trọng Tứ Hóa: Chỉ trọng Niên Can Tứ Hóa đối với Mệnh Tài Quan luận đoán mà thôi, dối với các Cung Can TỨ HÓA cũng như vận hạn tứ hóa thì rất giản lược. Đối với Đại vận cũng vậy, chỉ dùng Chư Tinh Nhập Hạn làm chủ phối hợp với Tứ Hóa mà đoán.

0 comments:

Đăng nhận xét

Hát Mãi Khúc Quân Hành