Bài mới đăng

Main Ad ➤ Click "VÀO ĐÂY" để xem tin tức hàng ngày nhé!

Translate

Bài đăng phổ biến

Chủ Nhật, 24 tháng 4, 2022

Một thoáng Đông Nam bộ Địa chí và lịch sử (phần 3)

 

Kiến trúc kiểu Angkor không tìm được ở hạ lưu sông Đồng Nai, chỉ có các gốm, tượng phong cách Baphuong tìm được ở góc đường Lê Hồng Phong-Trần Hưng Đạo. Một giải thích cho sự kiện này là do chiến tranh giữa Champa và Angkor, triều đại Angkor không làm chủ và ảnh hưởng đến vùng Đồng Nai. Chùa Bửu Sơn (Biên Hoà) có tượng đá Vishnu ngồi, sau có khắc chữ Chăm cổ, nói về hoàng tử Nauk Glaun Vijaya (con Sri Jaya Simhavarman) với niên đại 1421 AD (theo Coedes) và ở chùa Giác Quan (Gia Định) có tượng đá sư tử Chăm hiện nay lưu trữ ở viện bảo tàng Saigon. Điều này cho thấy ở Đồng Nai, ảnh hưởng Chăm vẫn còn mạnh và là vùng tranh chấp chứng kiến chiến tranh triền miên giữa Champa và Angkor. Champa có lúc đã chiếm Angkor vào thời kỳ Angkor.
(c) Cận đại
Năm 1623, sau khi gã công chúa Ngọc Vân, chúa Sãi (Nguyễn Phúc Nguyên) viết thư cho con rễ vua Chân Lạp Preas Cheychesda mượn đất Prei Noker, Kras Krobey đặt trạm thu thuế. Năm 1679, chúa Nguyễn Phúc Tần cho phép hai tướng nhà Minh từ Quảng Ddông (Dương Ngạn Địch) và Quảng Tây (Trần Thượng Xuyên) mang quân dân không chịu thần phục nhà Thanh vào vùng đất chưa khai phá (vẫn còn thuộc Cam Bốt) định cư. Từ cửa Cần Giờ, Soài Rạp, Trần Thượng Xuyên vào sông Đồng Nai đến cù lao Phố lập nghiệp. Nơi đây họ định cư, lập quán, làm ăn buôn bán rất sầm uất nên cù lao mang tên Cù Lao Phố (người Hoa gọi là Châu Đại Phố). Dương Ngạn Địch thì theo cửa Tiểu, cửa Đại vào định cư ở vùng nay gọi là Mỹ Tho.
Năm 1698, dưới thời chúa Nguyễn Phúc Chu, Nguyễn Hữu Cảnh được chúa sai xuống miền nam vùng Đồng Nai lập phủ Gia Định. Đây là thời điểm Saigon được coi là chính thức được thành lập. Khi người Việt đến vùng đất mới, họ nhập một số tín ngưỡng thờ thần bản sứ của người địa phương vào tín ngưỡng của họ để cầu sự an lạc từ thần đất củ chấp nhận cho dân mới đến. Thần Bà Chúa xứ có nguồn gốc là nữ thần xứ sở của người Chăm Po Inu Nagar đã được người Việt thờ. Tương tự thần ông Tà của người Khmer cũng được người Việt thờ cúng. Các miếu thờ ông Tà, thần đất, giống như nhà sàn cao nhỏ có vài ba viên đá tròn và bát hương thường gặp ở các làng xã ở Đông Nam Bộ nói riêng và Nam Bộ nói chung. Viên đá lớn tượng trưng cho thần, các viên nhỏ là ma quỷ theo hầu thần. Đây là thần gốc Khmer thờ thần Neak Tà là thần của tạo vật như Neak Tà Tức (thần nước), neak Tà Phnom (thần núi), neak Tà Sre (thần ruộng), neak Tà Đan Pô (ông Tà cây đa).. Người Khmer rất sùng bái ông Tà, không ai dám nói lời xúc phạm, vô lễ; qua miếu phải dở nón, lột khăn đeo. Sau này làng người Việt có đình thờ thành hoàng thì tục thờ ông Địa (nhập từ người Hoa) phổ biến hơn, ông Tà xuống cấp trở thành thần giữ ruộng như trong “Ông Địa giữ nhà, Ông Tà giữ ruộng” (8)
 
Giờ đây ta hảy đi lại con đường giao thông từ Biên Hòa đến Bình Thuận, coi như là cột xương sống của hệ giao thông ngày nay ở Đông Nam Bộ và của nền văn minh Khmer và Champa ở những thế kỷ xa xưa. (*)
Đồng Nai 
Từ Sài Gòn, qua cầu Đồng Nai, về phía trái hướng thành phố Biên Hòa ở giữa sông Đồng Nai là Cù Lao Phố lịch sử rộng lớn với nhiều cây xanh. Đây là nơi định cư đầu tiên trước cả Saigon-Chợ Lớn nhiều năm.  Tại đây vẫn còn Miếu Quan Đế hay gọi là chùa Ông thờ Quan Văn Tr ường (Quan Công) của người Hoa, là ngôi miếu cổ nhất Nam bộ xây dựng vào năm 1684, được trùng tu nhiều lần trong đầu thế kỷ 19 bởi Trịnh Hội, Trịnh Khánh và Trịnh Hoài Đức (7).
 
Về phía Nam nước Việt lúc đó, Cù lao Phố là trung tâm phát triển thương mại, kinh tế ở vùng Đồng Nai trong lúc Saigon, Bến Nghé, Chợ Lớn (gọi là Gia Định sau này) chỉ là rừng rậm. Câu ca dao nổi tiếng
Làm trai cho đáng nên trai
Phú Xuân cũng trãi, Đồng Nai cũng từng
nói lên hết vị trí lịch sử của cù lao Phố. Cù Lao Phố hoàn toàn bị phá huỷ khi quân Tây Sơn vào năm 1773, đánh chiếm và triệt hạ người Hoa ở đó. Một số còn sống, chạy đến vùng bến Nghé và Chợ Lớn lập nên cơ ngơi mới, và vùng Saigon Chợ Lớn bắt đầu thành hình. Ngày nay, cù lao Phố nay là xã Hiệp Hòa, đối diện với thành phố Biên Hòa, vẫn còn thưa thớt dân cư.

0 comments:

Đăng nhận xét