Bài mới đăng

Main Ad ➤ Click "VÀO ĐÂY" để xem tin tức hàng ngày nhé!

Translate

Bài đăng phổ biến

Chủ Nhật, 24 tháng 4, 2022

Một thoáng Đông Nam bộ Địa chí và lịch sử (phần 4)

 

Cũng ở cầu Đồng Nai, về phía tay phải theo dòng nước chảy xuống Cát Lái, ở tả ngạn là Long Bình xưa kia là căn cứ quân sự và kho chứa đạn dược của quân đội Mỹ, nay là khu công nghiệp 2 lớn nhất ở Biên Hòa. Ở hữu ngạn là Long Thành Mỹ, thuộc quận 9 nơi có đất vườn tre, dừa của ông Tư De (Nguyễn Văn De) mà hàng đàn các loài chim cò và bồ nông từ các vùng chung quanh đến trú ngụ, lập tổ từ năm 1980. Không những ông trồng thêm các cây dừa cho chúng đến trú ngụ làm tổ mà ông còn săn sóc các con bị thương, bệnh tật, càng ngày có nhiều chim cò, bồ nông đến vườn ông làm chổ dung thân. Ông không chia cắt đất bán hưởng lợi khi giá đất tăng trong nhiều năm qua khi thành phố Hồ Chí Minh càng ngày càng phát triển ra khu ngoại vi.
 
Sau khi qua cầu Đồng Nai, đi một đoạn ở phía trái là Bình Đa cách đây không lâu tìm thấy được 1 di tích khảo cổ với nhiều hiện vật gồm nhiều đồ gốm, đàn đá và xương động vật, chứng tỏ xưa kia người dân tộc có liên hệ với vùng Tây Nguyên sống ở đây (có thể là dân tộc Êde) và chung quanh đây là vùng rừng rậm có nhiều hoang thú như nai, heo, trâu bò rừng.. Không lạ gì mà có tên gọi Hố Nai ở phía trên gần Bình Đa.
 
Vào năm 1922 thời thuộc Pháp, khi du lịch mới bắt đầu từ Saigon đi các tỉnh miền Đông Nam Bộ. Tạp chí "La Vie technique et Industrielle", tạp chí cho người Pháp ở Việt Nam và các nhà đầu tư đã viết như sau
“.. Tốt hơn là chỉ rời Saigon khoảng 17giờ30 hay sau bữa cơm chiều. Đi đường thẳng, từ Bà Rịa đến Biên Hoà qua Long Thành, ít thắng cảnh nhưng ngắn hơn (125km, 3giờ30) đường đã đi buổi sáng.  Đường này có nhiều điểm lý thú cho người mới đến: đi qua nhiều rừng lớn và các đồn điền cao su nhiều ấn tượng. Đường Biên Hoà-Bà Rịa, đây là vùng rất rất tốt để săn bắn, có rất nhiều nai, heo rừng, công, trĩ, gà rừng và đôi khi cọp và voi.”
 
Điều này cho thấy cách đây không lâu, chung quanh Saigon vẫn còn rừng rậm và có nhiều thú.
 
Đường cái quan từ Saigon đi Biên Hòa đầu thế kỷ 20 
Từ Biên Hòa đi Xuân Lộc, khu này trước kia có nhiều đồn điền trồng cao su do người Pháp thiết lập trong những năm đầu thập niên 1930, và hiện nay vẫn còn các rừng cao su quốc doanh. Theo sách L'Indochine Moderne, (Percheron et Teston, 1931), buổi đầu của kỷ nghệ trồng cao su ở Đông Nam Bộ đã xảy ra như sau
 
“Năm 1897, một dược sĩ tên Raoul, từ chuyến đi công vụ ở Java, đã tặng các hạt giống cao su cho Thảo cầm viên Saigon mà trước đó vào năm 1891 đã có một số hạt cao su để trồng thử nhưng không có kết quả.
 
Các cây từ hạt giống được phân phối ở các vườn thí nghiệm của Sở canh nông (Services Agricoles) ở Ongiem và ở các vườn đất của các người Pháp thực dân. Cùng thời gian này (1898-1899), ông Belland thiết lập đầu tiên, một đồn điền cao su nhỏ, bằng phương tiện riêng của ông, ở ngoại vi Saigon. Phải mất khoảng 8 năm sau, canh tác trồng cao su mới có kết quả khả quan, mặc dầu có nhiều cố gắng nhiệt tình bỏ ra của các như ông Capus, giám đốc Sở Kinh tế (Services Economiques), ông Josseline, Seligman, bác sĩ Yersin, ông Canavaggio, ông O'Connel, ông Guèry, ông Cazeau, Girard và Haffner. 

0 comments:

Đăng nhận xét