Bài mới đăng

Main Ad ➤ Click "VÀO ĐÂY" để xem tin tức hàng ngày nhé!

Translate

Bài đăng phổ biến

Thứ Tư, 15 tháng 9, 2021

Bàn về việc dạy và học trong bối cảnh hiện nay

 Mã Phi Long

Những ngày qua, câu chuyện được các bậc phụ huynh vô cùng quan tâm đó là việc đảm bảo việc học tập cho con em của họ trong bối cảnh dịch bệnh Covid 19 vẫn đang có những diễn biến phức tạp. Trong khi tại nhiều địa phương đã khai giảng năm học mới, nhưng tại một số tỉnh, thành phía Nam chưa thể khai giảng, hay như tại Thủ đô Hà Nội, mặc dù đã tổ chức khai giảng nhưng tình hình dịch bệnh đã tác động, ảnh hưởng không nhỏ tới chất lượng dạy và học, nhất là với các cháu học sinh lớp 1 phải học trực tuyến hoặc một bộ phận học sinh chưa có đủ điều kiện tiếp cận bình đẳng đối với việc học trực tuyến.


Hình ảnh minh họa

Đây cũng là khó khăn chung của cộng đồng khi hiện tại các vắc xin chưa thể tiêm cho trẻ dưới 18 tuổi, cho nên việc phải học trực tuyến chính là ưu tiên bảo đảm môi trường giáo dục an toàn trong điều kiện dịch bệnh. Mặc dù đây chưa phải là lần đầu Việt Nam tổ chức dạy và học theo hình thức trực tuyến, nhưng một sự bất cập khi xã hội vẫn còn những vấn đề bất bình đẳng mà ngay như vừa qua Thủ tướng phải phát động chương trình “Sóng và máy tính cho em” để giúp các gia đình chưa đủ điều kiện để cho con em họ học trực tuyến.

Đặc biệt, đối với các khu vực chưa thể tổ chức học tập trung tại trường lớp, trước đây Bộ GD&ĐT đã hướng phối hợp tốt với Bộ TT&TT và hiện nay cần mở rộng thêm các tiện ích khi kết hợp đồng bộ giữa các phương thức dạy học trực tuyến, qua truyền hình, phát phiếu học tập nhằm bảo đảm chất lượng dạy và học, nhất là đối với học sinh tiểu học, học sinh các lớp học theo sách giáo khoa mới.



                                                     Hình ảnh minh họa

Trong đó cần lựa chọn hệ thống bài giảng bảo đảm chất lượng để tổ chức dạy học trực tuyến, dạy học trên truyền hình một cách cụ thể, chi tiết từng môn học, lớp học, cấp học bảo đảm diện bao phủ tốt nhất. Đồng thời cần tổ chức sơ kết, tổng kết để cùng tìm các giải pháp tối ưu cũng như xây dựng được ngân hàng học liệu, bài giảng trực tuyến để từ đó lựa chọn những học liệu, bài giảng chất lượng, phù hợp. Ngoài ra, các đài phát thanh, truyền hình địa phương để có phương án tiếp sóng, phát lại các bài giảng bảo đảm một môn học, lớp học phải có ít nhất 2 khung giờ phát bài giảng truyền hình trong một ngày.

Để các em học sinh có thể hào hứng tham gia học tập, tiếp thu kiến thức qua việc học trực tuyến, các thầy cô giáo cũng cần tổ chức tiết học, giờ học tránh quá căng thẳng hoặc hình thức, hời hợt. Đặc biệt lưu ý phương châm “học mà chơi, chơi mà học” đối với học sinh bậc tiểu học và các tác động tiêu cực đối với sức khỏe, tâm sinh lý của các cháu khi phải tiếp xúc nhiều với máy tính, điện thoại, tivi.

Nhưng điều mà phụ huynh và các em học sinh lo ngại nhất là điều kiện hiện học tập hiện tại khó có thể đáp ứng được những yêu cầu về chất lượng các bài kiểm tr, bài thi, nhất là với các em cuối cấp. Cho nên, Bộ GD&ĐT cần sớm nghiên cứu và có lộ trình thích hợp để giảm tải chương trình phù hợp với điều kiện và phương thức học trực tuyến, học qua truyền hình.

Đây là điều chỉnh rất quan trong và khó nhưng vẫn phải thực hiện để bảo đảm công bằng giữa thành thị và nông thôn, giữa nơi có dịch và không có dịch. Đặc biệt lưu ý đối tượng là học sinh nghèo trong vùng có dịch.

Hiền tài là nguyên khí của quốc gia, dẫu biết dịch bệnh đang đem lại quá nhiều khó khăn cho mọi mặt của đời sống trong đó có lĩnh vực GD&ĐT, nhưng việc việc đào tạo những mầm non tương lai cho đất nước được sánh ngang với ưu tiên chống dịch như chống giặc. Dân gian có câu “Cái khó bó cái khôn”, hy vọng trong lúc này, các cơ quan chức năng và các chuyên gia sẽ có thêm nhiều sáng kiến để giúp cho việc dạy và học của thầy và trò sẽ được duy trì trong điều kiện tốt nhất và an toàn nhất.

0 comments:

Đăng nhận xét