Chúng ta vẫn thường được nghe và không tin lắm về những câu chuyện hư hư thực thực về bùa, ngải, nèm, chài, ma gà, ma xó... của những dân tộc sống sau chốn rừng già, nhưng nó vẫn tồn tại bền bỉ từ hàng ngàn năm nay trong đời sống tâm linh của đồng bào vùng cao.
Bí hiểm thần chú "diệt dòi, nhốt muỗi"
Thanh Sơn và Tân Sơn (huyện mới tách từ Thanh Sơn) là mảnh đất mây mù sương núi của tỉnh Phú Thọ. Nơi đây là vùng đất cổ của các bộ lạc từ thời vua Hùng, có những phép thuật kỳ lạ. Chuyện dân gian kể thì có lẽ đến 9 phần hư, nhưng những câu chuyện do chính miệng cán bộ chính quyền kể thì không thể bỏ ngoài tai.
Người nổi tiếng làm bùa yêu ở Thanh Sơn
Trung tá Trử Ngọc Thông, Trưởng Công an huyện Tân Sơn, người đã có thâm niên 22 năm sống ở mảnh đất này, từng ăn ngủ cùng đồng bào ở tất cả các bản thuộc huyện Thanh Sơn cũ khẳng định chẳng có chuyện bùa, chài gì cả, người Mường xứ này toàn kể chuyện bùa mê ngải lú để dọa nhau thôi. Mặc dù bác bỏ hết mấy chuyện bùa mê ngải lú, nhưng trung tá Thông khẳng định như đinh đóng cột với tôi rằng, anh đã nhiều lần tận mắt chứng kiến người Mường ở đây làm nèm cho dòi bọ tự động chui ra khỏi vết thương trên cơ thể trâu bò.
Mỗi khi trâu, bò bị thương, ruồi bu vào, mang theo dòi bọ khiến vết thương thêm lở loét. Mỗi khi trâu bò bị vậy, người Mường đến gặp thầy bùa. Thầy bùa sẽ hỏi chủ nhân của trâu bò những thông tin như: Vết thương ở chỗ nào, bị bao lâu rồi, nhà ở đâu?... Hỏi xong thông tin, thầy bùa niệm chú lầm rầm, rồi bảo gia chủ về đi, dòi bọ ra hết rồi. Khi gia chủ về đến nhà thì quả thực dòi bọ đã lổm ngổm trên da hoặc dưới đất. Trong vết thương tuyệt nhiên không còn con dòi nào. Chỉ thời gian ngắn sau, vết thương sẽ lành.
Người nghiên cứu kỹ lưỡng nhất về thế giới bùa, ngải, nèm, chài ở xứ Mường Thanh Sơn có lẽ là nhà văn Nguyễn Hữu Nhàn (Hội Văn học Nghệ thuật tỉnh Phú Thọ). Ông đã có mấy chục năm ăn ngủ trong nhà sàn, bên bếp lửa với đồng bào để nghiên cứu văn hóa Mường. Mấy chục năm cóp nhặt, ông trở thành một cái kho chuyện gần như vô tận về người Mường. Tôi nhắc lại chuyện người Mường làm nèm, niệm chú cho dòi bọ ra khỏi vết thương, ông Nhàn khẳng định chuyện đó hoàn toàn có thật, ông đã tận mắt chứng kiến cả chục lần. Có những câu chuyện còn lạ hơn nữa, không thể lý giải nổi mà ông đã từng gặp ở xứ sở lắm chuyện kỳ bí này.
Người nghiên cứu kỹ lưỡng nhất về thế giới bùa, ngải, nèm, chài ở xứ Mường Thanh Sơn có lẽ là nhà văn Nguyễn Hữu Nhàn (Hội Văn học Nghệ thuật tỉnh Phú Thọ). Ông đã có mấy chục năm ăn ngủ trong nhà sàn, bên bếp lửa với đồng bào để nghiên cứu văn hóa Mường. Mấy chục năm cóp nhặt, ông trở thành một cái kho chuyện gần như vô tận về người Mường. Tôi nhắc lại chuyện người Mường làm nèm, niệm chú cho dòi bọ ra khỏi vết thương, ông Nhàn khẳng định chuyện đó hoàn toàn có thật, ông đã tận mắt chứng kiến cả chục lần. Có những câu chuyện còn lạ hơn nữa, không thể lý giải nổi mà ông đã từng gặp ở xứ sở lắm chuyện kỳ bí này.
Nhà văn Nguyễn Hữu Nhàn nhớ lại lần cùng ông Lê Như Kỳ (nguyên Trưởng phòng Tổng hợp, Sở Giáo dục và đào tạo Vĩnh Phú) đi học làm nèm. Chuyện là có một ông thầy cúng người Mường ở Tân Phú rủ ông Kỳ lên chơi để dạy cho một bài nèm. Biết ông Nhàn hiểu về nèm, chài, bùa, ngải, nên ông Kỳ rủ ông Nhàn cùng đi. Hôm vào huyện Thanh Sơn, ông Nhàn và ông Kỳ còn gặp gỡ cả ông Tập, Bí thư huyện ủy Thanh Sơn. Chính ông Kỳ và ông Tập đã từng tận mắt chứng kiến ông cụ Mạo ở xóm Trào, xã Mỹ Thuận làm nèm nhốt muỗi lại.
Hình vẽ bùa yêu
Ngày đó, ông Kỳ và ông Tập được cử vào xã Mỹ Thuận xây dựng trường Thanh niên Dân tộc vùng cao. Ông Kỳ là hiệu trưởng, ông Tập là hiệu phó. Hai ông ở nhà ông cụ Mạo. Hôm đầu, thấy hai thầy giáo loay hoay tìm cách mắc màn vì muỗi rừng to như con ruồi bay vo ve, ông Mạo liền bảo: "Các đồng chí thầy giáo không phải mắc màn mà, chốc nữa tôi nhốt muỗi lại cho". Quả nhiên, sau đó hai ông thấy muỗi đậu đen một góc nhà. Cụ Mạo còn dặn hai thầy giáo không được giết muỗi mà bị hại.
Lúc đó, hai ông nghĩ cụ Mạo có loại thuốc gì nhử muỗi, nhưng sau mới thấy không phải do thuốc. Mỗi lần nhốt muỗi, ông Mạo lại đọc thần chú, ông bắt muỗi đậu ở đâu là chúng kéo hết vào chỗ đó, bám đen cả tường. Sau lần nghe ông Kỳ và ông Tập kể, ông Nhàn lưu tâm nghiên cứu về chuyện đọc thần chú nhốt muỗi? ông khẳng định chuyện này là có thật, nhưng bao nhiêu năm nay, ông kiên trì đi tìm lời giải thích mà không tài nào giải thích nổi.
Bùa yêu là mấy chiếc lá hoặc nhúm muối
Bài nèm dò lá là bẻ cành lá bất kỳ, đọc lời chú, đọc tên cô gái, chàng trai rồi hà hơi, vứt xuống cổng. Cô gái đi qua, dẫm chân vào, lập tức yêu đắm đuối. Trong số 5 bài nèm mà ông Nhàn học được, có bài nèm lá phai nhạt chán dét mang nhiều ý nghĩa nhân văn nhất. Bài nèm này làm cho những người ngoại tình trở nên chán ghét nhau mà về đoàn tụ với gia đình. Bài nèm này dùng que củi, niệm thần chú, hà hơi vào, rồi dùng que củi ấy vạch một vạch ngang con đường mà đôi tình nhân đi qua, tự khắc sẽ chán ghét rồi bỏ nhau!
Nhà văn Nguyễn Hữu Nhàn bảo: "Mấy chục năm đẫm mình trong văn hóa Mường tôi biết rõ nèm chài không phải là chuyện hoang đường, mê tín dị đoan mà nó là một thứ khoa học thần bí chưa giải thích nổi. Có điều, những bài thần bí ấy có cái lợi cho cuộc sống nhưng cũng có bài làm hại cho cuộc sống con người".
Trong thế giới bùa ngải, người Mường phân biệt mấy loại như sau: Làm bùa để yêu nhau, nèm, ngải để trêu nhau và chài để hại nhau. Việc phân biệt cũng chỉ là tương đối. Nèm, ngải và bùa nhiều khi được gọi lẫn lộn. Nèm cũng có thể làm cho yêu nhau, hoặc làm nèm để chữa bệnh. Trong văn hóa tâm linh của bùa, ngải, nèm, chài, có lẽ bùa, mà cụ thể là bùa yêu được người đời quan tâm chú ý nhiều nhất.
Có một câu chuyện lạ lùng liên quan đến bùa yêu mà tôi không biết có nên tin hay không. Lý do tôi lăn tăn là vì nó được kể bởi các cán bộ của ủy ban Dân số Gia đình và Trẻ em huyện Thanh Sơn, khi tôi làm việc một cách chính thức với danh nghĩa nhà báo. Chuyện này xảy ra từ mấy năm trước. Một cán bộ ở đây kể chuyện về một chàng giáo viên tên Sơn, khi đó mới 25 tuổi, người Lâm Thao, dạy học ở xã Minh Đài, Thanh Sơn, là người nhà của vị cán bộ này. Sơn đẹp trai, phong độ, lại giỏi giang, là niềm mơ ước của nhiều cô gái bản.
Tại bản Sơn ở có một cô gái người Mường yêu thầm nhớ vụng Sơn nhiều lắm nhưng vì anh đã có người yêu xinh đẹp ở quê nhà nên từ chối tình cảm đó. Dạy học ở xã Minh Đài một thời gian, Sơn xin chuyển công tác về huyện Lâm Thao để gần người yêu rồi tính chuyện xây dựng gia đình. Không chịu mất người mình yêu, cô gái này đã làm bùa. (Một cán bộ ủy ban dân số còn biết rõ cô ta nhờ thầy mo Hoàng Văn Thục ở bản Mịn (Mỹ Thuận) làm bùa chú. S
au này tôi có gặp thầy Thục, hỏi chuyện này thì thầy mo Thục bảo không nhớ nổi, vì ông làm cho rất nhiều người). Sau khi bị thả bùa, ông giáo làng ở cách đó 50km không thể dạy học nhớ nhung, tương tư cô gái Mường đến sầu muộn, héo hon. Thấy người yêu cứ thơ thẩn, cô bạn gái hỏi vì sao, Sơn thú nhận rằng trái tim đã hoàn toàn thuộc về cô gái người Mường. Cô bạn gái chỉ còn biết nuốt hận vào lòng và không bao giờ thèm nhìn mặt Sơn nữa. Từ ngày bị thả bùa, cứ mỗi tuần Sơn lại bỏ dạy vài ngày để vào Minh Đài thăm người yêu. Hiện giờ họ đã lấy nhau và sống rất hạnh phúc. Sơn đã chuyển công tác vào Minh Đài để được gần vợ, gần con.
Những câu chuyện về bùa yêu được người ta thi nhau kể ngày đêm không hết. Những câu chuyện truyền miệng kiểu ấy dài miên man, cứ hư hư thực thực, ai cũng kể hùng hồn, nhưng hỏi đến chứng cứ khoa học thì đều tắc ứ không nói được nữa, đành bảo, trông (nghe) thấy thế nào thì kể vậy thôi.
Dương Thụy Bình
0 comments:
Đăng nhận xét